Sôi động với những cuộc 'đụng độ' giáp Tết Quý Mão
Chỉ cần tìm kiếm từ khóa "đổi tiền mới" trên Facebook, không khó để thấy những bài đăng quảng cáo dịch vụ này. Phóng viên thử liên lạc với N.L.T (ngụ ở TP.Thủ Đức, TP.HCM), người này cho biết "muốn đổi tiền mới thì bao nhiêu cũng có", và có đầy đủ các mệnh giá tiền từ 1.000 đồng đến 200.000 đồng.Theo T., phí đổi tiền cụ thể là: 100 tờ 1.000 đồng tiền mới (là 100.000 đồng) sẽ lấy phí 20.000 đồng (20%). Tức là bỏ ra 120.000 đồng sẽ đổi được 100.000 đồng gồm 100 tờ tiền mới mệnh giá 1.000 đồng.Đối với tờ 2.000 đồng, 100 tờ sẽ có phí 25.000 đồng (12,5%). 100 tờ 5.000 đồng sẽ mất phí 40.000 đồng (8%).Với những tờ tiền polymer, phí đổi 100 tờ lần lượt là: 7% đối với tiền mệnh giá 10.000 đồng, 9% với 20.000 đồng, 8% đối với 50.000 đồng, 5% với 100.000 đồng và 4% với 200.000 đồng.T. nói: "Nếu đổi số lượng lớn thì phí sẽ giảm khoảng từ 1 – 2%". Người này cũng cho biết càng cận tết, đã nhận được nhiều tin nhắn mong được đổi tiền mới. "Có người đổi vài chục triệu đồng với đầy đủ các mệnh giá tiền khác nhau. Có người đổi ít, khoảng vài triệu đồng. Tiền mới được đổi nhiều nhất là mệnh giá 50.000 đồng và 100.000 đồng".Tài khoản P.T.T.T. (ngụ ở Q.Bình Tân, TP.HCM) cũng nhận đổi tiền mới dịp tết 2025. T. cho biết phí đổi tiền mới, tùy mệnh giá, dao động từ 5 – 8%. T. nói thêm: "Nhiều khách ưa chuộng việc đổi tờ tiền 2 USD. Bên tôi đổi 1 tờ tiền 2 USD với giá 65.000 đồng". Tức chi 65.000 đồng để đổi lấy tờ tiền có giá trị khoảng 50.000 đồng (theo tỷ giá ngày 23.1).T. kể: "Từ 15.1 đến nay, rất nhiều người liên hệ đổi tiền mới để lì xì cho trẻ nhỏ, mừng tuổi cho người thân... Có những ngày tôi đổi đến khoảng 200 triệu đồng. Kể từ 21.1, nhu cầu này càng tăng cao hơn".Khảo sát tìm hiểu ở nhiều nơi có dịch vụ đổi tiền mới, PV cũng nhận được những báo giá tương tự. Có những nơi báo "đã hết tiền mới để đổi".Thực tế, có nhiều người đã đổi tiền mới và tốn phí. Anh Nguyễn Khắc Minh Khôi (32 tuổi), làm việc ở một công ty nội thất trên đường Trường Chinh (Q.Tân Phú, TP.HCM), cho hay: "Tôi đổi 24 triệu đồng tiền mới các mệnh giá 20.000 đồng, 50.000 đồng, 100.000 đồng và phải tốn phí 1.660.000 đồng".Tương tự, chị Hà Thị Bắc (30 tuổi), ngụ ở Block A8, chung cư Ehome 3 (Q.Bình Tân, TP.HCM), kể: "Tôi đổi tổng cộng 39 triệu tiền mới và phải tốn 2.310.000 đồng phí đổi".Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, việc đổi tiền cũ sang tiền mới được thực hiện khi đồng tiền bị rách, nát, không đủ điều kiện lưu thông. Điều 6, Thông tư số 25/2013/TT-NHNN ngày 2.12.2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về việc thu, đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông nêu rõ: "Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, đơn vị thu đổi có trách nhiệm thực hiện việc thu, đổi ngay cho khách hàng có nhu cầu, không hạn chế số lượng, không yêu cầu thủ tục giấy tờ".Với các trường hợp đổi tiền vẫn đủ điều kiện lưu thông, điển hình như đổi tiền lì xì, pháp luật không cấm nếu được thực hiện đổi ngang giá. Tuy nhiên, khi thực hiện đổi tiền với mục đích ăn chênh lệch, hưởng lời, thì lại bị xếp vào hành vi "thực hiện đổi tiền không đúng quy định của pháp luật" và bị xử phạt theo quy định tại khoản 5, Điều 30 Nghị định số 88/2019/NĐ-CP ngày 14.11.2019 của Chính phủ.Cụ thể, hành vi "Thực hiện đổi tiền không đúng quy định của pháp luật" bị nghiêm cấm, nếu vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 40 triệu đồng đối với cá nhân, từ 40 triệu đồng đến 80 triệu đồng đối với tập thể.Anh Lê Anh Vũ, thành viên diễn đàn chongluadao.vn, khi đổi tiền mới để lì xì còn gặp một số rủi ro. Chẳng hạn bị yêu cầu chuyển khoản đặt cọc, nếu làm theo thì có nguy cơ bị chiếm đoạt tiền. Hay có thể sẽ nhận phải tiền giả, không đúng cam kết ban đầu.Anh Vũ cho rằng: "Pháp luật đã quy định rõ, hành vi thu đổi tiền mới, tiền lẻ nhằm hưởng phần trăm chênh lệch là hành vi trái pháp luật. Bên cạnh đó, người có nhu cầu đổi tiền mới cần phải cẩn thận kẻo bị lừa đảo".5 thiết kế không thay đổi sau nhiều năm
Đình Vĩnh Khê nằm trên địa phận làng Vĩnh Khê (xã An Đồng, H.An Dương, TP.Hải Phòng) là nơi thờ danh tướng Phạm Tử Nghi - người được dân làng tôn làm thần hoàng làng và hai vị tướng tài dưới thời vua Trần Nghệ Tông là Vũ Giao, Vũ Trung, là người con của làng.
Lật từng trang sử, khóc người xưa
Sau lượt đấu đầu tiên, đội Trường ĐH Kinh tế Tài chính TP.HCM đang bám đuổi quyết liệt với đội Trường ĐH Văn Hiến. Hai đội có cùng 3 điểm và đội Trường ĐH Kinh tế Tài chính TP.HCM tạm xếp sau do kém về hiệu số bàn thắng - bại (+2 so với +3). Vì thế, nhiệm vụ của đội Trường ĐH Kinh tế Tài chính TP.HCM là phải giành 3 điểm. Bởi ở trận đấu còn lại, đội Trường ĐH Văn Hiến đã đánh bại đội Trường Đại học Hùng Vương với tỷ số 3-0 để duy trì ngôi đầu bảng, đồng thời nới rộng khoảng cách về hiệu số bàn thắng - bại với đội nhì bảng.Đội Trường ĐH Kinh tế Tài chính TP.HCM không còn quá mạnh như những giải đấu trước khi mất đi nhiều trụ cột là các sinh viên đã ra trường. Trong đó, đáng tiếc nhất là tiền đạo Đinh Sơn Hùng, người chơi rất hay trong mùa giải 2024. Dù vậy, đội Trường ĐH Kinh tế Tài chính TP.HCM vẫn có thế hệ kế thừa đang chơi tương đối ổn. Ở lượt đầu tiên, họ giành chiến thắng 4-2 trước đội Trường ĐH Hùng Vương. Đặc biệt, đội Trường ĐH Kinh tế Tài chính TP.HCM tỏ ra cực kỳ nguy hiểm trong những tình huống cố định. Họ ghi 2 bàn thắng từ các pha dàn xếp đá phạt góc bài bản. Nhiều khả năng họ sẽ tiếp tục khai thác mạnh miếng đánh này để tạo ra sự khác biệt. Trong đội hình của đội Trường ĐH Kinh tế Tài chính TP.HCM cũng có nhiều cầu thủ đá phạt tốt. Ở nhóm 2 bảng E, đội Trường ĐH Kinh tế Tài chính TP.HCM được đánh giá khá cao nhưng chưa chắc đánh bại đội Trường ĐH Luật TP.HCM. Khi đã ở thế chân tường, đội Trường ĐH Luật TP.HCM sẽ thi đấu cực kỳ quyết tâm. Thành phần dự giải của đội bóng này cũng trẻ, khỏe và đầy khao khát, sau khi HLV trưởng Vũ Hoàng Duy mạnh dạn thanh lọc đội hình. Và để có thể nuôi hy vọng giành 3 điểm trước đội Trường ĐH Kinh tế Tài chính TP.HCM, đội trường ĐH Luật TP.HCM cần đến sự tỏa sáng của tiền đạo trụ cột Nguyễn Công Khoa. Cả 2 đội bóng đều có những khó khăn riêng trước thềm mùa giải TNSV THACO cup 2025. Nhưng lúc này, họ rất khao khát thể hiện bản thân. Đó là cơ sở để CĐV của 2 đội chờ đợi vào một trận cầu cống hiến, hấp dẫn.
Theo Sohu, sau khi Triệu Lộ Tư thừa nhận rằng cô đã phải chịu sự bất công kể từ khi bước chân vào làng giải trí, người hâm mộ của cô lên tiếng đòi lấy lại công bằng cho thần tượng của mình. Trong bối cảnh đó, Vu Chính và nhiều người trong ngành khẳng định những gì Triệu Lộ Tư nói là sai sự thật. Thậm chí, họ còn cho rằng cô đang giả vờ đáng thương để gây sự chú ý."Ai đang nói dối trong trò hề này? Triệu Lộ Tư có thực sự đúng hay đó là một sự "cường điệu" được lên kế hoạch kỹ lưỡng"?, trên trang cá nhân của mình, biên kịch Vu Chính gay gắt khi đề cập đến câu chuyện Triệu Lộ Tư bị trầm cảm.Biên kịch nổi tiếng tỏ ra vô cùng bất bình khi bị fan của "mỹ nhân xuyên không" vu khống trên mạng, đồng thời kêu gọi Triệu Lộ Tư lên tiếng làm rõ. "Cô và những người bạn của mình phàn nàn về sự bất công trên mạng xã hội nhưng không bao giờ nêu tên cụ thể. Kết quả là những người không liên quan như Lí Vi, Từ Dĩ Nhược và tôi đã vướng vào vòng xoáy của dư luận và phải hứng chịu "bạo lực mạng" không đáng có", Vu Chính bức xúc bày tỏ.Trước sự việc, Triệu Lộ Tư vẫn giữ im lặng. Một số cư dân mạng chỉ ra rằng nếu "mỹ nhân xuyên không" thực sự phải chịu bất công thì cô nên dũng cảm nói ra sự thật, thay vì để những người vô tội phải chịu trách nhiệm. Trước đó, Lí Vi - cộng sự cũ của Triệu Lộ Tư cũng bất ngờ vướng vào vòng xoáy dư luận sau khi "mỹ nhân xuyên không" tiết lộ mình từng bị quản lý cũ đánh. Nguyên nhân là do một số cư dân mạng phát hiện ra rằng Lí Vi từng nhấn nút thích những bình luận tiêu cực về Triệu Lộ Tư. Trong một khoảng thời gian, Lí Vi trở thành một trong những "thủ phạm" bị cư dân mạng nghi ngờ. Trước những lời buộc tội áp đảo, Lí Vi đã phải đứng ra làm rõ, cho rằng mình chỉ lỡ like và sau đó khi bị fan của Triệu Lộ Tư xúc phạm.Ngay khi vụ việc của Lí Vi còn chưa lắng xuống thì một số nguồn tin cho rằng người đánh "mỹ nhân xuyên không" thực ra chính là quản lý cũ của cô - Từ Dĩ Nhược. Mặt khác, có người khẳng định Từ Dĩ Nhược mới là nạn nhân thực sự trong cuộc tranh cãi này. Từ Dĩ Nhược cho biết, sau khi Triệu Lộ Tư trở nên nổi tiếng nhưng cô không thu hút được các nhà sản xuất dẫn đến việc cô bị công ty bỏ rơi, trầm cảm và thất nghiệp suốt nửa năm.
Đã mưa chuyển mùa, sao tiêu thụ điện vẫn tăng?
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký quyết định phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Chủ tịch UBND TP.HCM đối với ông Nguyễn Văn Được, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó bí thư Thành ủy TP.HCM.Thủ tướng cũng phê chuẩn kết quả miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND TP.HCM đối với ông Phan Văn Mãi để nhận nhiệm vụ mới. Cả 2 quyết định trên được Thủ tướng ký ngày 28.2.Trước đó, ngày 20.2, tại kỳ họp lần thứ 21, HĐND TP.HCM bỏ phiếu bầu ông Nguyễn Văn Được, Phó bí thư Thành ủy TP.HCM giữ chức Chủ tịch UBND TP.HCM nhiệm kỳ 2021 - 2026 với 83/84 phiếu bầu.Ông Nguyễn Văn Được làm Chủ tịch UBND TP.HCM thay thế ông Phan Văn Mãi vừa được bầu làm Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội từ ngày 18.2.Hiện Thường trực UBND TP.HCM gồm ông Nguyễn Văn Được (Chủ tịch) và 5 phó chủ tịch là các ông, bà: Dương Ngọc Hải (thường trực), Võ Văn Hoan, Nguyễn Văn Dũng, Bùi Xuân Cường và Trần Thị Diệu Thúy.Ông Nguyễn Văn Được, 57 tuổi, quê H.Bến Lức, tỉnh Long An, trình độ thạc sĩ địa chất học, cử nhân địa chất, cao cấp lý luận chính trị. Ông là cán bộ trưởng thành từ cơ sở trong lĩnh vực đất đai, từng giữ chức Giám đốc Sở TN-MT tỉnh Long An, Bí thư Huyện ủy Tân Thạnh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Long An, Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Long An.Tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Long An lần thứ XI diễn ra tháng 10.2020, ông Được giữ chức Bí thư Tỉnh ủy, rồi được bầu vào Trung ương Đảng từ tháng 1.2021. Đến tháng 2.2025, Bộ Chính trị phân công ông Được giữ chức Phó bí thư Thành ủy TP.HCM.